Lễ cúng nhập trạch về nhà mới

Lễ nhập trạch là một nghi thức thường được thực hiện trong ngày đầu tiên khi chuyển về nhà mới. Vậy ý nghĩa và cách thực hiện nghi lễ này như thế nào? Nếu bạn vẫn chưa biết thì cùng xem qua bài viết bên dưới nhé.

Lễ nhập trạch xưa nay được ông bà ta quan niệm như nghi thức để được thần linh, tổ tiên phù hộ khi đến sinh sống ở ngôi nhà mới. Việc thực hiện không thể sơ sài mà cần có thủ tục và trình tự nhất định.

Xem thêm:

Lễ nhập trạch là gì?

Giải thích theo nghĩa Hán Việt, “nhập” có nghĩa vào, “trạch” có nghĩa là nhà. Như vậy hiểu một cách đơn giản thì nhập trạch là dọn vào nhà mới. Nói nôm na theo quan niệm của người xưa rằng lễ nhập trạch tương đương việc “đăng ký hộ khẩu” với thần linh, thổ địa đang cai quản đất đai xung quanh ngôi nhà. Đây là một nghi lễ cổ truyền khá quan trọng của dân tộc ta được lưu truyền từ ngàn đời qua.

Lễ nhập trạch
Lễ nhập trạch

Ý nghĩa của việc làm lễ nhập trạch

Lễ nhập trạch có ý nghĩa như việc gia chủ làm lễ trình báo xin phép thần linh nơi ở mới, có như vậy mới được chấp thuận, cuộc sống gia đình, công việc sau này theo đó mới “thuận buồm xuôi gió”. Đồng thời, xin phép tổ tiên, thần tài, thổ địa nơi trước đây mình sinh sống rằng mình muốn đưa họ sang một ngôi nhà mới, như vậy mới được gia đạo phù hộ.

Ý nghĩa của việc làm lễ nhập trạch
Ý nghĩa của việc làm lễ nhập trạch

Cách làm lễ cúng nhập trạch

Chọn ngày tốt để làm lễ

Ngày tốt để làm lễ cũng chính là ngày tốt mà bạn chọn để chuyển nhà, những ngày này thường có giờ hoàng đạo đẹp, nếu là hợp với tuổi mệnh của gia chủ thì càng tuyệt vời. Tránh những ngày xấu trong năm.

Chuẩn bị mâm cúng lễ nhập trạch

mâm cúng lễ nhập trạch
Mâm cúng lễ nhập trạch

Lưu ý mâm cúng lễ nhập trạch thường sẽ có ba phần gồm: là ngũ quả, hương hoa và mâm thức ăn. Gia chủ có thể chia làm 3 mâm nhỏ, hoặc bày chung trên một mâm lớn, tùy vào điều kiện gia đình mà mâm cúng này có thể to nhỏ khác nhau. Sau đây là cách chuẩn bị:

  • Ngũ quả: Gia chủ sẽ chọn 5 loại trái cây tươi ngon theo mùa, ít hơn hoặc nhiều hơn 5 cũng được, lưu ý trái cây tươi ngon và đẹp mắt.
  • Hương hoa: Có thể chọn hoa hồng, cúc hoặc hoa ly, cặp đèn cầy, nhang, trầu cau, vàng mã cúng nhập trạch, 3 hũ nhỏ đựng muối gạo và nước.
  • Mâm cơm cúng chuyển nhà: Tùy vào gia chủ là người ăn chay hay ăn mặn mà sẽ có cách chuẩn bị khác nhau.
    Nếu ăn mặn thì gồm bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 trứng vịt luộc), gà luộc hoặc heo quay, xôi hoặc cháo, các món mặn khác tùy ý.
    Nếu ăn chay thì có thể làm theo gợi ý sau: rau củ xào, canh rau củ, đậu hũ, xôi đậu, chè, bánh kẹo,… Ngoài ra mâm cơm cúng lễ nhập trạch còn có thêm 3 ly trà, 3 ly rượu, 3 điếu thuốc.

Chuẩn bị văn khấn khi làm lễ

Sau khi chuẩn bị mâm lễ đầy đủ thì gia chủ sẽ tiến hành đọc văn khấn, khi đọc có thể học thuộc hoặc cầm giấy đọc và đọc một cách thành tâm, kính cẩn. Bạn có thể tham khảo bài văn khấn dưới đây:

“Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

Con xin kính lạy LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (họ của ông bà, tổ tiên) GIA TẠI THƯỢNG

Kính lạy CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI GIA TIÊN LINH.

Con tên là ….. Hôm nay ngày lành tháng tốt, là ngày……tháng.…. năm……(nhằm ngày…tháng…năm…âm lịch)

Chúng con vừa dọn đến nhà mới ở địa chỉ:…………..

Nhờ ân phúc của tổ tiên, ông bà phù hộ mà gia đình đã tạo dựng được nơi ở mới. Hôm nay chúng con đã sắm sửa lễ vật, hoa quả hương nhang, trầu cau, xin thành tâm thắp nén nhang dâng lên án thờ. Kính cẩn cầu xin tổ tiên, chư vị hương linh nội ngoại chứng giám cho lòng thành, tề tựu về đây thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu được xuất nhập bình an, gia đạo thuận hòa, cuộc sống hưng thịnh, mọi điều bình an mạnh khỏe.

Chúng con cũng xin được rước tổ tiên về địa chỉ mới …. để tiếp tục được thờ phụng, hương nhang mỗi ngày, thể hiện chữ hiếu của con cháu.

Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận, thọ cảm ân sâu.

Cẩn cáo!

Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)”

Sau khi đọc văn khấn xong, phải chuẩn bị thêm một bếp than đang cháy lửa để trước giữa nhà, gia chủ và các thành viên trong gia đình bước qua bếp than đó để vào nhà. Lưu ý, khi vào nhà không được đi tay không mà nên mang theo một số vật như chổi mới, bếp nấu, gạo, muối, vàng, tiền bạc, các vật may mắn khác,…

Một số lưu ý khi làm lễ cúng nhập trạch

Một số lưu ý khi làm lễ cúng nhập trạch
Một số lưu ý khi làm lễ cúng nhập trạch

Lễ nhập trạch cũng rất quan trọng có thể ảnh hưởng đến công việc sau này. Vậy nên khi làm lễ bạn cũng nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Nếu chỉ chọn ngày tốt để làm lễ nhập trạch nhưng chưa đến ở tốt nhất nên ngủ lại 1 vài đêm sau khi làm lễ nhập trạch.
  • Mua một ít thảo dược như trầm hương, đốt trong lư hương hoặc trong nồi nhỏ và xông khắp nhà, đặc biệt xông ở các khu vực ẩm thấp, các ngóc ngách.
  • Những buổi tối đầu khi chuyển đến ngôi nhà mới không nên tắt điện, nên bật sáng trong 3 4 ngày đầu.
  • Tránh ngủ trưa tại nhà mới khi mới chuyển về điều này biểu hiện sự ù lì, chậm chạp và lười biếng.
  • Có thể treo thêm chuông gió theo quan niệm dân gian sẽ có tác dụng luân chuyển không khí, xua tà khí, hút tài vận.
  • Trong ngày chuyển đến ngôi nhà mới luôn giữ không khí hòa nhã, vui vẻ tránh lớn tiếng sẽ không hay.

Tegav2.com đã vừa cung cấp cho bạn những thông tin về thủ tục làm lễ nghi thức nhập trạch. Hy vọng đây sẽ là những thông tin kiến thức bổ ích có thể giúp ích được bạn. Cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Trả lời