Sốc phản vệ là gì? Nguyên nhân gây sốc phản vệ

Sốc phản vệ là gì? Nguyên nhân gây sốc phản vệ

Sốc phản vệ là gì? Đây là câu hỏi của nhiều người đang không biết và thường đã bị mà bản thân không biết. Vậy nên để giúp các bạn hiểu thêm về tình trạng này, mời các bạn theo dõi nội dung bài viết bên dưới ngay sau đây nhé.

Hiểu đơn giản nhất sốc phản vệ là tình trạng mà cơ thể bạn phản ứng dị ứng cấp tính với những thực phẩm. Gây ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe nếu không được xử lý một cách kịp thời. Những thông tin cơ bản về tình trạng sốc phản vệ mà các bạn cần biết như sau. Theo dõi cùng TegaV2.com nhé!

Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ là tình trạng di ứng với các thực phẩm hay các yếu tố môi trường
Sốc phản vệ là tình trạng di ứng với các thực phẩm hay các yếu tố môi trường

Sốc phản vệ được biết đến là một trong những phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Có thể gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng người bị. Phản ứng này có thể xảy ra trong vài giây hay vài phút khi đã tiếp xúc với những chất gây dị ứng như là: nhựa, nọc độc, thuốc hay các loại công cùng chích như kiến, ong,… 

Thực phẩm cũng là nguyên nhân khiến bạn có thể bị sốc phản vệ khi các thực phẩm nạp vào cơ thể không phù hợp với bạn như: Cá, tôm, ốc, trứng, sữa, khoai tây hay đậu nành,… Những dấu hiệu giúp bạn có thể nhận biết được tình trạng bị sốc phản vệ là gì như sau: Có cảm giác choáng, xây xẩm, đứng không vững.

Tình trạng sốc phản vệ có thể khiến cho bạn bị hạ huyết áp, tay chân lạnh, ra nhiều mồ hôi, mạch đập nhanh, có triệu chứng phát ban trên phần da, buồn nôn,… Dựa vào các triệu chứng khi biết mình bị sốc phản phải đến ngay cấp cứu để tránh các nguy cơ gây tử vong hay nguy hiểm đến tính mạng nhé.

Triệu chứng dẫn đến sốc phản vệ

Những triệu chứng dẫn đến sốc phản vệ bạn nên biết
Những triệu chứng dẫn đến sốc phản vệ bạn nên biết

Các triệu chứng của sốc phản vệ là gì? Có thể hiểu sốc phản vệ chỉ xảy ra trong một vài phút khi các bạn tiếp xúc với các dị nguyên. Thế nhưng, đôi khi tình trạng này lại thường xảy ra khi bạn tiếp xúc với dị nguyên trong khoảng nửa giờ hay lâu hơn. Còn có một số trường hợp hiếm hơn nữa thì tình trạng sốc phản vệ sẽ xảy ra ở nhiều giờ sau đó. Các dấu hiệu và triệu chứng sốc phản vệ thông thường gồm có:

  • Co thắt đường ống thở, sưng tấy cổ họng, thở khò khè
  • Buồn nôn, nôn mửa hay vấn đề tiêu chảy
  • Bị chóng mặt thâm chí ngất xỉu
  • Cảm giác nóng bức, đau bụng, chảy nước mũi và hắt hơi
  • Mạch nhanh, khó bắt mạch, huyết áp thấp
  • Lú lẫn, mất nhận thức, cảm giá tình trạng yếu ớt và xảy ra đột ngột

Nguyên nhân gây sốc phản vệ

Nguyên nhân gây sốc phản vệ
Nguyên nhân gây sốc phản vệ

Hệ miễn dịch của chúng ta tạo ra các kháng thể để có thể chống lại các chất lạ vào trong. Phản ứng này giúp ích cho cơ thể khi bị các chất lạ, gây hại hay ảnh hưởng đến chúng ta. Thế nhưng, một số người lại có phản ứng quá mức với các những chất thường không gây ra dị ứng.

Với các dị ứng thông thường thì không có gì gây hại đến sức khỏe. Nhưng với một số phản ứng dị ứng nghiêm trọng thì sẽ gây nên vấn đề là tình trạng cơ thể bị sốc phản vệ. Nguyên nhân sốc phản vệ thường phổ biến nhất là do thực phẩm, cụ thể: Các loại đậu, hạt, tôm, cua, sò, đậu nành hay sữa,…

Ngoài ra, nguyên nhân gây sốc phản vệ có thể đến từ những loại thuốc như: Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, aspirin,… Một số các loại côn trùng hay môi trường cũng gây nên tình trạng sốc phản vệ cho bạn như: Mủ cao su, ong đốt, kiến cắn hay sốc do tập thể dụng nhịp điệu,…

Nếu các bạn bị sốc phản vệ những không biết nguyên nhân, hãy thực hiện xét nghiệm dị ứng để biết vấn đề gây nên tình trạng dị ứng của bạn là gì. Có một số ít nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do người bị dị ứng không tìm được nguyên nhân gây nên còn được gọi là sốc phản vệ vô căn.

Các ngăn ngừa tình trạng sốc phản vệ

Biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng sốc phản vệ
Biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng sốc phản vệ

Các bạn nếu có các tiền sử dị ứng, hãy trao đổi ngay cho bác sĩ trước khi dùng thuốc. Bởi vì người nhạy cảm rất dễ bị dị ứng nếu không kê các đơn thuốc hiệu quả và chính xác.

Khi tiêm thuốc nếu có cảm giác lạ, sợ hãi , bồn chồn hay tê lưỡi, nhắc ngay cho bác sĩ để họ ngừng tiêm và được ra những giải quyết kịp thời.

Khi tiêm thuốc xong thì nên ngồi lại từ 15 – 30 phút để xem có phản ứng với thuốc không, đề phòng bị sốc phản vệ bất chợt xảy ra.

Khi ăn các thực phẩm lạ, thì nên nếm trước thử lượng nhỏ xem phản ứng của cơ thể. Nếu sau khoảng 24 tiếng, cơ thể không có phản ứng gì thì có thể dùng tiếp. Còn ngược lại thì nên dừng và đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Một số các tin tức khác được gợi ý cho các bạn như: Măng tây kỵ gì, Bảo quản bánh mì được lâu, Chữa đau họng tại nhà,…

Như vậy trên đây chuyên mục kiến thức của TegaV2.com vừa giới thiệu cho bạn biết Sốc phản vệ là gì? Nguyên nhân gây sốc phản vệ. Mong rằng điều này sẽ giúp ích cho các bạn để tìm giải pháp tốt nhất cho bản thân. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết nhé!