Bệnh đau gót chân không phải là bệnh hiếm gặp ngày nay, gây ra những tình trạng đau nhức khó chịu cho người mắc phải. Tuy thường không quá nguy hiểm nhưng nếu diễn biến tiếp tục kéo dài thì đây là báo hiệu cho việc bạn đã mắc phải một bệnh lý nào đó.
Đau gót chân hoàn toàn có thể xảy ra trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày khi bạn đi đứng, tuy nhiên đó cũng có thể là một bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Qua bài viết dưới đây của tegav2.com, bạn sẽ biết được đau gót chân có thể dẫn đến những căn bệnh nào và cách giảm đau hiệu quả nhất.
Những biểu hiện bệnh đau gót chân
Tuy gót chân chỉ là một bộ phận nhỏ trên cơ thể nhưng nếu gặp vấn đề chúng vẫn sẽ có các mức độ hoặc dấu hiệu khác nhau. Thông thường, người bệnh sẽ xem xét tình trạng đau của mình dựa trên ba yếu tố:
- Vị trí: Cơn đau có thể xuất hiện ở dưới gót chân, sau gót chân hoặc cảm giác nhức nhối từ trong xương
- Mức độ đau: Tùy từng động tác nằm lâu, đứng lâu hay ngồi một chỗ quá nhiều sẽ cảm nhận được các mức độ khác nhau của cơn đau
- Thời điểm: Nếu gặp phải cơn đau dai dẳng thì thường người bệnh sẽ cảm thấy đau nhất vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy.
Mời bạn tham khảo các bài viết hấp dẫn khác như: Máy hàn Tig lạnh là gì?, Rau sam kỵ với gì?, Các bước sơ cứu khi ngộ độc thức ăn
Những bệnh liên quan đến đau gót chân
Viêm cân gan chân
Cân gan chân là dải cơ chạy dọc dưới lòng bàn chân, nối liền giữa các ngón chân và gót chân. Tình trạng đau nhóm cơ này thường xuất hiện ở những ai có lòng bàn chân bất thường (quá bẹt hoặc quá cao), người phải đi bộ hoặc đứng lâu thường xuyên,…
Gai xương gót
Tình trạng viêm gân chân nói trên nếu kéo dài sẽ dẫn đến gót chân người bệnh bị mọc gai. Bệnh lý này được gọi là gai xương gót gây tình trạng đau nhức vô cùng
Hội chứng đường hầm cổ chân
Vị trí của đường hầm cổ chân là một khoảng hẹp nằm cạnh xương mắt cá chân và ở mặt sau của cổ chân. Tình trạng đau nhức bộ phận này thường xảy ra sau khi người bệnh bị gãy xương, khối u, hạch hoặc gai chót chân.
Người mắc phải bệnh lý này thường sẽ thấy đau, tê, bỏng rát hay có cảm như bị điện giật phía bên trong mắt cá chân hoặc dưới lòng bàn chân. Hơn nữa, triệu chứng đau nhức còn có thể lan đến các bộ phận gần đó như vòm chân, ngón chân và cả bắp chân.
Viêm gân hoặc đứt gân gót chân (Achilles)
Gân gót chân Achilles là một phần cơ quan trọng nằm ở phần mặt sau cẳng chân và bám vào xương gót chân. Khi bộ phận này bị viêm thì thường sẽ dày và sưng lên khiến người bệnh cảm thấy nặng nề khi vận động, đi kèm với đó là cảm giác đau nhức khó tả.
Ngoài ra, sợi gân Achilles này cũng có thể bị đứt khi vận động. Nếu bạn nghe được tiếng “phụt” ở mặt ở mặt sau cẳng chân hoặc gót chân thì có khả năng cao tình trạng này đã xảy ra.
Viêm bao hoạt dịch
Vi khuẩn là tác nhân trực tiếp đã tân công và khiến bao hoạt dịch quanh gót chân bị viêm. Một số biểu hiện của tình trạng này là da sau gót chân bị đỏ hoặc nóng, sưng tấy quanh mặt sau của khu vực gót chân và đau cơ bắp chân khi di chuyển.
Viêm tủy xương
Nói đến các vấn đề về xương thì hoàn toàn không thể xem nhẹ, trường hợp viêm tủy xương là một trong số đó. Đây là trường hợp nhiễm trùng ở xương, có thể dẫn đến bệnh đau gót chân và các triệu chứng khác như sốt, khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn.
Viêm khớp dạng thấp
Đây là chứng bệnh rối loạn viêm mãn tính của cơ thể, thường sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan như, da, mắt, phổi, tim và mạch máu. Bệnh đau gót chân này còn khiến người mắc phải bị mệt mỏi, sốt và chán ăn.
Viêm khớp phản ứng
Khớp cũng là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương trên cơ thể. Viêm khớp phản ứng thường xảy ra do hệ miễn dịch đáp ứng quá mẫn với tình trạng nhiễm khuẩn.
Bệnh nên được phát hiện nhanh chóng và điều trị kịp thời. Nếu để lâu thì hệ thống vận động có thể bị tổn thương trầm trọng.
Gãy xương
Nếu bạn gặp phải các chấn thương khi chơi thể thao thì rất có thể xương đã bị gãy. Khi đó nên khẩn trương đến các cơ sở y tế để được băng bó và có phương pháp điều trị thích hợp.
Cách giảm đau gót chân hiệu quả
Thông thường, nhiều người bệnh sẽ nghĩ ngay đến việc dùng thuốc khi bị bệnh đau gót chân. Tuy nhiên vẫn có thể một số cách dưới đây để tình trạng đau nhức thuyên giảm, chẳng hạn như:
- Hạn chế vận động và nẹp bất động bàn chân ở tư thế trung gian mỗi buổi tối.
- Chườm túi đá vào vùng gót chân, nên nhớ không được đi chân đất
- Vào buổi sáng nên thực hiện một số bài tập duỗi cơ cẳng chân để giảm tình trạng đau.
- Nếu phát hiện có bất thường ở xương bàn chân, người bệnh nên ưu tiên những đôi giày dép có lót đế mềm
Nếu thực hiện các phương pháp trên mà bệnh đau gót chân vẫn không thuyên giảm thì bác sĩ sẽ khuyên bạn nên dùng thuốc. Thông thường các bác sĩ sẽ xem xét và chẩn đoán mức độ bệnh để đưa ra các loại thuốc chống viêm giảm đau không steroid như aspirin, meloxicam hoặc tiêm corticoid tại chỗ.
Qua bài viết, chuyên mục kiến thức – tegav2.com đã chia sẻ những bệnh lý mà người bị bệnh đau gót chân có thể mắc phải. Ngoài ra chúng tôi cũng đưa ra một số phương pháp giảm đau không dùng thuốc, tuy nhiên nếu tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để điều trị.