Ngộ độc thức ăn là gì? Các bước sơ cứu ngộ độc thức ăn tại nhà

Ngộ độc thức ăn là gì? Các bước sơ cứu ngộ độc thức ăn tại nhà

Ngộ độc thức ăn không phải là vấn đề quá xa lạ với chúng ta bởi những thực phẩm được tiêu thụ ngày nay rất khó được đảm bảo vệ sinh và không chứa chất hóa học. Do đó, cần phải biết các cách sơ cứu và điều trị gấp để người bệnh không phải chịu biến chứng nặng nề.

Trong cuộc sống ngày nay, nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm là rất cao do chúng ta không biết được những nguyên liệu chế biến món ăn có đảm bảo vệ sinh không. Có lẽ chúng ta nên quan tâm hơn đến vấn đề này và tham khảo các bước sơ cứu quan trọng với người bị ngộ độc thực phẩm qua bài viết dưới đây của tegav2.com.

Các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm

Các dấu hiệu dễ nhận biết của ngộ độc thức ăn
Các dấu hiệu dễ nhận biết của ngộ độc thức ăn

Việc nhận biết biểu hiện của một người bị ngộ độc thức ăn là rất quan trọng vì nếu được phát hiện và sơ cứu kịp thời, họ sẽ có cơ hội phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Nếu bị nhẹ thì các triệu chứng sẽ thuyên giảm trong vòng 48 giờ, tuy nhiên nếu bệnh nhân có các biểu hiện sau thì nên đưa đến các cơ sở y tế để tiến hành chữa trị:

  • Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, nôn, tiêu chảy
  • Rối loạn thần kinh: Mắt mờ, nói khó, giọng nói ngọng, tê liệt cơ, co giật, đau đầu, chóng mặt, 
  • Rối loạn tim mạch: Tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở
  • Khi đại tiện có máu hoặc chất nhầy lẫn trong phân, tiểu ít
  • Ngoài đau bụng thì những vị trí khác như ngực, cổ, hàm, họng cũng bị đau.

Một cách khác để nhận biết ngộ độc thức ăn là căn cứ vào khoảng thời gian xuất hiện triệu chứng. Thông thường, ngộ độc cấp tính sẽ xảy ra chỉ sau  vài phút, vài giờ hoặc 1 đến 2 ngày sau khi nhiễm độc. 

Mời bạn tham khảo những bài viết chia sẻ kiến thức khác của chúng tôi: Bài tập săn chắc vòng 1 cho nữ, Ăn tương ớt có tăng cân không?, Ăn mì tôm có béo không?, Tỏi đen có công dụng gì?

Cách sơ cứu khi phát hiện ngộ độc thức ăn

Sơ cứu khi phát hiện ngộ độc thức giúp giảm các triệu chứng đau và khó chịu cho người bệnh
Sơ cứu khi phát hiện ngộ độc thức giúp giảm các triệu chứng đau và khó chịu cho người bệnh

Khi đã xác định người đó đã mắc phải ngộ độc thực phẩm, bạn nên tiến hành sơ cứu ngay tại nhà bằng các cách sau.

Uống nhiều nước hoặc oresol

Nước lọc là giải pháp giúp người bệnh loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể nhanh chóng nhất, vì thế nên cho họ uống nhiều nước hơn bình thường. Bên cạnh đó, bạn có thể cho người bệnh uống corelson để bù điện giải và nấu các món súp hoặc canh để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Sử dụng men vi sinh

Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh sẽ gặp phải các loại rối loạn ở tiêu hóa ở đường ruột, vì thế men vi sinh hay Probiotic sẽ giúp cải thiện và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Các loại men tiêu hóa này còn giúp cân bằng hệ tiêu hóa trong đường ruột giúp giảm tình trạng đau bụng trong thời gian ngắn.

Sử dụng trà bạc hà

Sử dụng trà bạc hà là cách giảm tình trạng ngộ độc rất hiệu quả
Sử dụng trà bạc hà là cách giảm tình trạng ngộ độc rất hiệu quả

Bạc hà là loại thực vật có trong tự nhiên với mùi hương nổi bật và nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong đó, trà bạc hà là thức uống giúp giảm triệu chứng ngộ độc thức ăn rất hiệu quả.

Khi sử dụng trà bạc hà, người bệnh sẽ bớt buồn nôn, ói mửa, dạ dày sẽ dịu lại, đồng thời cơ thể cũng được bổ sung nhiều nước hơn. Nếu bụng quá đau, bạn cùng có thể cho người bệnh uống trà mật ong hoặc nước gừng ấm để làm dịu cơn đau.

Tuy nhiên, nếu tình trạng nôn mửa vẫn còn tiếp diễn sau khi uống, bạn nên nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để có giải pháp điều trị phù hợp.

Ăn thực phẩm có vị nhạt

Các thực phẩm có vị nhạt tốt cho sức khỏe của người bị ngộ độc thức ăn
Các thực phẩm có vị nhạt tốt cho sức khỏe của người bị ngộ độc thức ăn

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, người bị ngộ độc nên được ăn những thức ăn có vị nhạt, ít chất béo và chất xơ như chuối, lòng trắng trứng, bột yến mạch, khoai tây và giấm táo. Các thực phẩm trên có thể giúp giảm tình trạng buồn nôn rất tốt.

Các phương pháp dân gian giúp chữa ngộ độc thức ăn

  • Nhai từ 2 đến 3 tép tỏi tươi vì lượng kháng sinh tự nhiên trong tỏi có khả năng ngăn ngừa tiêu chảy và làm giảm các cơn đau bụng
  • Uống từ 2 đến 3 cốc nước chanh ấm giúp bổ sung vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng, làm dịu dạ dày và cung cấp năng lượng cho cơ thể 
  • Uống nước ấm pha với giấm táo để đuổi các loại  vi khuẩn gây hại.

Cho người bệnh nghỉ ngơi

Khi bị ngộ độc, cơ thể của người bệnh sẽ mệt mỏi và nhanh xuống sức, do đó họ không thể tiếp tục làm việc hoặc sinh hoạt như bình thường. Tốt nhất nên dành một khoảng thời gian nghỉ ngơi để người bệnh được thư giãn và phục hồi sức khỏe hiệu quả hơn.

Qua bài viết, chuyên mục kiến thức – tegav2.com đã giúp bạn biết những cách sơ cứu cơ bản khi người thân hoặc bạn bè bị ngộ độc thức ăn tại nhà. Nếu biểu hiện bệnh không có chuyển biến tích cực hơn thì nên đưa người bị ngộ độc đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng tai hại về sau.