Hệ thống biển báo giao thông giữ một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì trật tự và an toàn giao thông. Tất cả mọi người khi tham gia giao thông đều cần phải tuân thủ theo những chỉ dẫn, hiệu lệnh có trên biển báo.
Xem thêm:
- Mẹo học lý thuyết lái xe B2 600 câu hỏi dễ nhớ nhất
- Mẹo thi lý thuyết bằng lái xe A1 200 câu hỏi mới nhất hiện nay
- Biển báo cấm có ý nghĩa gì? Lỗi xe đi vào đường cấm phạt bao nhiêu?
Để có thể nắm rõ những thông tin liên quan đến các loại biển báo giao thông đường bộ Việt Nam. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây với tegav2.com nhé!
Khái niệm biển báo giao thông đường bộ là gì?
Biển báo giao thông đường bộ phổ biến là các loại biển báo, biển hiệu được đặt trên các đoạn đường lưu thông. Trên biển báo có chứa các thông tin liên quan đến người tham gia giao thông và yêu cầu mọi người phải tuân theo. Trong từng trường hợp cụ thể, biển báo mang ý nghĩa cấm, cảnh báo, thông báo hoặc cho phép thực hiện một hành vi nào đó.
Khi tham gia giao thông, mọi người cần phải chú ý quan sát và nắm rõ được thông tin từ các biển báo trên đường. Không thể lấy lý do rằng bạn không nhìn thấy biển báo mà không thực hiện đúng theo các chỉ dẫn, vì như vậy tức là bạn đang không tuân thủ luật giao thông.
Theo quy định của Bộ GTVT và căn cứ vào luật giao thông đường bộ Việt Nam thì biển báo sẽ được chia ra làm 6 loại. Mỗi loại sẽ mang một ý nghĩa và mục đích khác nhau. Và sau đây ta sẽ cùng tìm hiểu ý nghĩa của từng loại biển báo này.
Hệ thống biển báo giao thông đường bộ Việt Nam
Trong chuyên mục kiến thức này, ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa của từng loại biển báo trong hệ thống biển báo giao thông đường bộ 2021. Đây đều là những kiến thức bạn sẽ được học khi tham gia vào các khóa học bằng lái xe A1 hay bằng lái xe A2.
Biển báo cấm
Biển báo cấm là loại biển báo thể hiện những điều bị cấm khi tham gia giao thông trên đoạn đường đó. Người đi đường cần phải tuân thủ, chấp hành theo những gì đã được quy định trên biển báo, nếu không sẽ bị coi là vi phạm luật giao thông.
Các loại biển báo cấm bao gồm 39 kiểu tất cả và được đánh số từ 101 cho đến 139. Hầu như tất cả những biển báo cấm đều có viền màu đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen. Qua đó thể hiện được những điều cấm hay sự hạn chế đi lại của các phương tiện cơ giới, phương tiện thô sơ và người đi bộ.
Một số biển báo cấm hay gặp có thể kể đến là: biển cấm rẽ trái, biển cấm rẽ phải, biển cấm quay xe, biển báo giao thông cấm đỗ xe,…
Biển báo hiệu lệnh
Biển báo hiệu lệnh bắt buộc người tham gia giao thông trên đoạn đường này phải thực hiện theo những gì được quy định trên biển báo. Biển hiệu lệnh sẽ có hiệu lực trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một số làn đường một chiều xe chạy.
Nhóm biển báo hiệu lệnh bao gồm 10 biển, được đánh số thứ tự từ 301 cho đến 310. Các biển báo đều có dạng hình tròn, nền màu xanh lam và hình vẽ trên biển là màu trắng. Mục đích của biển báo kiểu này là thông báo cho người đi đường những mệnh lệnh buộc phải thi hành khi tham gia giao thông.
Biển báo nguy hiểm
Biển báo giao thông nguy hiểm cung cấp các thông tin để cảnh báo cho người tham gia giao thông về những tình huống nguy hiểm. Thông qua đó có thể hạn chế được những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra khi tham gia giao thông .
Nhóm biển báo nguy hiểm bao gồm 46 biển được đánh số từ 201 cho đến 246. Hình ảnh biển báo giao thông nguy hiểm có dạng hình tam giác, viền màu đỏ và nền màu vàng. Biển báo này không mang ý nghĩa cấm hay bắt buộc người tham gia giao thông phải thực hiện theo. Chủ yếu để mọi người biết những gì nguy hiểm có thể xảy ra trên đường để phòng ngừa.
Biển báo chỉ dẫn
Biển báo chỉ dẫn cung cấp cho người tham gia giao thông những định hướng hoặc những thông tin có ích trên hành trình. Biển báo chỉ dẫn có giá trị hiệu lực trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy.
Loại biển báo này có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam. Biển báo chỉ dẫn có tác dụng giúp cho người đi đường có thể lưu thông một cách thuận lợi và an toàn.
Biển báo phụ
Biển báo phụ có mục đích bổ trợ cho các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo hiệu lệnh, biển báo chỉ dẫn. Trong những trường hợp mà biển báo có biển phụ đi kèm thì người lái xe cần phải thực hiện theo những gì được thể hiện trên biển phụ.
Biển báo phụ thường có hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu trắng và nội dung bên trong là màu đen hoặc màu đỏ.
Vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường được sử dụng song song và đồng hành với biển báo và đèn tín hiệu giao thông. Mục đích của vạch kẻ đường là mang đến những thông tin quan trọng cho người lái xe.
Những thông tin này có thể là về phân loại xe, làn đường, đường đi phụ và lối rẽ hoặc đường cấm. Trong nhiều trường hợp, những thông tin được báo hiệu qua vạch kẻ đường có hiệu quả hơn và hạn chế được một số nhược điểm khi trình bày thông tin qua biển báo.
Mức xử phạt khi vi phạm
Khi không chấp hành theo những thông tin trên các loại biển báo cấm, biển báo chỉ dẫn, vạch kẻ đường,… thì người tham gia giao thông sẽ bị phạt vi phạm. Cụ thể như sau:
- Khi đi vào đường cấm, đi ngược chiều: phạt từ 800.000 – 1.200.000 VNĐ. Nếu gây ra tai nạn sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 1 -3 tháng, 2 – 4 tháng.
- Không chấp hành biển báo, vạch kẻ đường: phạt từ 100.000 – 200.000 VNĐ. Nếu gây ra tai nạn sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.
- Không đi đúng phần đường, làn đường: phạt từ 800.000 – 1.200.000 VNĐ. Sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 1 -3 tháng, 2 – 4 tháng nếu gây ra tai nạn giao thông.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về hệ thống biển báo giao thông đường bộ Việt Nam. Hy vọng rằng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích thông qua bài viết này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với tegav2.com để được hỗ trợ nhé.