Trúng gió nên làm gì là câu hỏi thường xảy ra rất nhiều trong các mùa trái gió trở trời dịch bệnh hoành hành đặc biệt là trong mùa Covid-19 vừa qua, biểu hiện trúng gió, cảm thông thường gần như rất giống với nhiễm Covid-19, vậy hãy cùng tìm hiểu xem khi trúng gió ta cần làm gì nhé.
Trong bài viết hôm nay, tegav2.com sẽ nói về sức khỏe con người trong mùa dịch bệnh đang hoành hành hiện nay. Việc trái gió trở trời dẫn đến cảm cúm, sốt, trúng gió là việc lặp lại hàng năm và không ai tránh khỏi điều đó. Hãy cùng tegav2 tìm hiểu xem khi trúng gió nên làm gì bạn nhé!
Trúng gió là gì? Nguyên nhân? Triệu chứng và cách điều trị?
Trúng gió là gì?
Trúng gió là từ ngữ dân gian mà các ông bà xưa đặt cho tên bệnh này. Nhưng thực chất trong y học thì hoàn toàn không có chuyện trúng phải luồng “khí độc” nào cả. Trong Tây y gọi đây là triệu chứng “cảm” còn trong Đông y thì gọi đây là “thời khí”. Rất nhiều người hiểu nhầm trúng gió với bệnh đột quỵ.
Tìm hiểu nguyên nhân gây ra trúng gió
Khi thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột khiến cho cơ thể chưa kịp thích nghi với thời tiết và do nhiều yếu tố khác dẫn đến như vừa tắm xong chưa lau khô mình, cơ thể đang mắc bệnh khác, cơ thể đang yếu, dầm mưa hoặc đi nắng quá mức…. có thể dẫn đến trúng gió.
Triệu chứng khi bị trúng gió
Với thời tiết thay đổi thất thường, khí hậu bị áp thấp nhiệt đới do ảnh hưởng mưa bão hàng năm nên rất dễ gây ra các bệnh cảm cúm. Đặc biệt những người có tiền sử bệnh hạ huyết áp hoặc tăng huyết áp rất dễ bị trúng gió hơn.
Dưới đây là một số triệu chứng của người bị trúng gió:
- Ớn lạnh vai gáy, sống lưng.
- Hắt hơi, sổ mũi.
- Viêm họng, vậy viêm họng là gì? có nguy hiểm không?.
- Chóng mặt, nhức đầu.
- Nôn mửa.
- Trúng gió méo miệng: hiện trạng này sẽ làm cho người trúng gió bị méo miệng, mắt chỉ còn tròng trắng trợn lên, không nhắm mắt được, miệng và nhân trúng sẽ méo sang một bên, chảy nước miếng, nước mắt, nói khó khăn.
- Nặng hơn có thể làm liệt dây thần kinh gây liệt nửa người (người thực vật).
Vậy trúng gió nên làm gì?
Khi bệnh nhân bị trúng gió không xử lý kịp thời có thể sẽ dẫn đến hậu quả và biến chứng nặng nề hơn, dưới đây là một số phương pháp mà Đông và Tây y hướng dẫn cho câu hỏi trúng gió nên làm gì:
Đông y
- Làm ấm cơ thể bằng cách uống nước ấm, trà gừng.
- Giữ ấm lòng bàn chân bằng cách xoa dầu nóng.
- Thoa dầu nóng ở thái dương, đầu mũi, huyệt nhân trung, cổ.
- Khi trúng gió mà bất tỉnh thì nên sơ cứu họ bằng cách nhấn vào huyệt nhân trung, kê cao chân của bệnh nhân lên để máu có thể dồn lưu thông về não tốt hơn.
- Không cho tiếp xúc với gió lạnh, nước lạnh để tránh nhiễm nước.
- Cạo gió, giác hơi nhưng sẽ không phù hợp với những người bị bệnh huyết áp cao hay tụt huyết áp.
Tây y
- Đây được xem là bệnh cảm cúm thông thường nên thường sẽ dùng thuốc điều trị triệu chứng trúng gió này.
- Dùng paracetamol, panadol… để giảm đau, hạ sốt và một số thuốc kháng sinh.
- Sử dụng Vitamin – C để tăng sức đề kháng.
Một số cách phòng ngừa
- Hạn chế tốt nhất tránh ngồi trước luồng khí gió lạnh hay điều hòa.
- Vận động tay chân, vai gáy, cổ để máu có thể dễ dàng lưu thông.
- Quàng khăn lên cổ để giữ ấm cho cổ.
- Mặc đủ ấm khi trời lạnh đặc biệt với những cơ địa có sức chống bệnh kém.
- Người cao tuổi cần chú ý khi thời tiết thay đổi đột ngột vì có thể kích hoạt thần kinh giao cảm, xuất hiện hóc môn stress như catecholamine dẫn đến tai biến, tăng huyết áp…
- Không nên uống rượu bia để chống lạnh vì cồn sẽ làm cơ thể nóng lên như sau khi giải rượu sẽ lạnh.
- Tắm bằng nước nóng và đóng cửa tránh gió lùa vào, sau khi tắm lau khô người nhanh chóng mặc quần áo vào để tránh gió.
Qua chuyên mục kiến thức – tegav2 đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi trúng gió nên làm gì. Với thời tiết đang trong tình trạng mưa bão thất thường, khí hậu gió lạnh cũng đang ùa về và cũng sắp sang đông nên khí hậu có thể sẽ ảnh hưởng sức khỏe với rất nhiều người. Vì thế hãy chú ý và giữ gìn sức khỏe của mình.